Hotline: 0911529669 | Email: psplegalhn@gmail.com

Đỗ Xuân Trọng - HLU 2022

PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN NHƯỢNG DỰ ÁN

ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

BẤT ĐỘNG SẢN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT

Hiện nay, nước ta có 6 thành phần kinh tế được công nhận chính thức: kinh tế quốc doanh/kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể/hợp tác xã, kinh tế tư bán nhà nước, kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Văn kiện Đại hội IX (2001) khẳng định rõ: “ Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”. Nền kinh tế thị trường đưa nước ta từ một nền kinh tế “trì trệ” sang nền kinh tế “năng động” nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro mang tính hệ thống từ những tác động xuất hiện ở trong nước, khủng hoảng mang tính khu vực và toàn cầu. Vì vậy, để tránh được sự đổ vỡ trong tương lai thì các chủ thể tham gia nền kinh tế phải có khả năng kiểm soát rủi ro và luôn tìm cách tăng trưởng được số vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh của mình. Một trong những vấn đề cần quan tâm trong hoạt động kinh doanh cấp độ vĩ mô là hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A), trong đó có hoạt động chuyển nhượng dự án. Xét ở phạm vi tổng thể, chuyển nhượng dự án không chỉ là giải pháp hữu hiệu để giải quyết bài toàn vốn, giải quyết bài toán tồn tại mà còn là một cơ hội kinh doanh của các chủ thể thực hiện dự án đầu tư, đặc biệt đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Hoạt động chuyển nhượng dự án đầu tư trong hoạt động kinh doanh bất động sản (CNDAĐT) là lời giải cho bài toán dự án được triển khai tới cùng, để không phá vỡ các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và hạn chế được những tác động xấu từ các dự án bất động sản bị phá sản. Hoạt động CNDAĐT được điều chỉnh tại nhiều văn bản khác nhau (Luật KDBĐS 2014, Luật Đầu tư 2020, Luật Đất đai 2013, Luật Doanh nghiệp 2020… và các văn bản hướng dẫn thi hành), tuy nhiên, nhiều quy định pháp luật còn thiếu, chưa rõ ràng, cụ thể; các quy định giữa các văn bản pháp luật còn có sự mâu thuẫn, chồng chéo, đối lập với nhau. Cùng với đó, tình trạng “biến tướng”, sai phạm khi hoạt động đặt cọc, hợp đồng ủy quyền, hợp đồng góp vốn, hợp đồng chuyển nhượng vốn và quyền thực hiện dự án đầu tư, hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, cổ phiếu để thực hiện các hoạt động chuyển nhượng dự án đầu tư trong hoạt động kinh doanh bất động sản phổ biến; hay tình trạng “đầu cơ”, “kích cầu ảo”, “bán non dự án” để trục lợi, tham nhũng, chống lợi ích cục bộ, “lợi ích nhóm”… đều là các vấn đề nóng  đặt ra. Để hoạt động chuyển nhượng dự án được kiểm soát về mặt quản lý nhà nước, kiểm soát sự ổn định của thị trường cũng như hướng tới một nền kinh tế thị trường bền vững, tác giả lựa chọn đề tài: “Pháp luật về chuyển nhượng dự án đầu tư trong hoạt động kinh doanh bất động sản” đem lại ý nghĩa cao cả về mặt lý luận và thực tiễn cho các chủ thể thực thi hoạt động CNDAĐT trên thực tế.

 

Nhấn vào để xem bản đầy đủ