PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHỨNG CỨ ĐIỆN TỬ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT
Trong thời đại kỷ nguyên số, khi con người giao tiếp với nhau thường xuyên thông qua các phương tiện điện tử thì sự thừa nhận những chứng cứ có nguồn từ dữ liệu điện tử là một điều tất yếu - Chứng cứ điện tử. Trên thực tế khi xảy ra tranh chấp, các chủ thể (bao gồm Tòa án, các cơ quan tài phán khác, chủ thể tham gia tố tụng) gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập, sử dụng chứng cứ điện tử. Vì vậy, Luận án Tiến sĩ: "Pháp luật Việt Nam về chứng cứ điện tử" ra đời góp phần tìm ra nguyên nhân khó khăn trong việc sử dụng chứng cứ điện tử trên nền tảng pháp luật Việt Nam hiện hành.
Sau khi tiến hành nghiên cứu các kết quả đã có về chứng cứ, chứng cứ điện tử trong hai hệ thống Thông luật và Dân luật của các quốc gia Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Việt Nam, nghiên cứu sinh cho thấy các vấn đề bất cập ở chỗ thu thập chứng cứ điện tử, chấp nhận chứng cứ điện tử và sử dụng chứng cứ điện tử để thực hiện nghĩa vụ chứng minh (gồm: nghĩa vụ yêu cầu, nghĩa vụ chứng minh nội dung, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ). Từ đó, đưa ra kiến nghị chỉnh sửa các điều luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam phù hợp với yêu cầu khách quan của chứng cứ điện tử.