Hotline: 0911.529.669 | Email: psplegalhn@gmail.com

MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT SAU KHI ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP

12/05/2023

Một số việc doanh nghiệp phải thực hiện ngay sau khi đăng ký doanh nghiệp

1. Liên hệ trực tiếp với cơ quan quản lý thuế tại các quận huyện theo thông tin trên website http://www.gdt.gov.vn, mục tra cứu thông tin người nộp thuế.

2. Nộp phí để công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp liên quan đến nội dung về ngành, nghề kinh doanh, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

3. Treo biển hiệu đúng quy định

4. Trường hợp phát hiện nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chưa chính xác so với nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp có quyền gửi thông báo yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh hiệu đính nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho phù hợp với hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đã nộp.

5. Không được tự ý cạo, sửa, viết thêm,… làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh .

6. Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế chậm nhất mười lăm ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh.

7. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi.

8. Người thành lập doanh nghiệp tự kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đầy đủ, hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

9. Cơ quan đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của doanh nghiệp xảy ra trước và sau đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh không giải quyết tranh chấp giữa các thành viên, cổ đông của công ty với nhau hoặc với tổ chức, cá nhân khác trong quá trình hoạt động.

Cơ quan đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp; không giải quyết tranh chấp giữa các thành viên, cổ đông của công ty với nhau hoặc với tổ chức, cá nhân khác hoặc giữa doanh nghiệp với tổ chức, cá nhân khác.

Theo đó, tùy vào nội dung tranh chấp, kiến nghị, đề nghị, tổ chức, cá nhân liên hệ trực tiếp cơ quan quản lý chuyên ngành để được xem xét giải quyết theo thẩm quyền, như:

- Tranh chấp nội bộ, công nợ, nợ lương, sa thải lao động trái pháp luật, hợp đồng thuê nhà... liên hệ cơ quan Tòa án;

- Tranh chấp tên thương mại, thương hiệu, nhãn hiệu liên hệ Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Sở Khoa học và Công nghệ;

- Ô nhiễm môi trường, tiếng ồn liên hệ Ủy ban nhân dân quận/huyện hoặc Sở Tài nguyên Môi trường...

<Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh>


Bài viết khác

Một số lỗi thường gặp trong hợp đồng kinh tế và những gợi ý khắc phục

Một số lỗi thường gặp trong hợp đồng kinh tế và những gợi ý khắc phục

Có thể nói trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, hầu như không có chủ thể kinh doanh nào là không ký kết hợp đồng kinh tế (hay còn gọi hợp đồng thương mại). Hợp đồng kinh tế là cầu nối giữa các thương nhân - chủ thể kinh doanh với nhau trong hoạt động kinh doanh, có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp nói riêng và sự phát triển kinh tế xã hội nói chung