Hotline: 0911529669 | Email: psplegalhn@gmail.com

SA THẢI NHÂN VIÊN TỰ Ý BỎ VIỆC – DOANH NGHIỆP CÓ THỂ GẶP RỦI RO PHÁP LÝ

30/09/2024

Nhiều doanh nghiệp thường suy nghĩ đơn giản: "Nhân viên tự ý nghỉ việc, không đi làm thì cứ sa thải ngay.” Tuy nhiên, thực tế không hề dễ dàng như vậy. Hiện nay, có không ít người lao động am hiểu pháp luật, họ có thể tận dụng những sai sót của doanh nghiệp để khởi kiện đòi quyền lợi. Trong những tình huống này, dù thắng hay thua, doanh nghiệp vẫn chịu thiệt hại lớn, không chỉ mất thời gian, tiền bạc mà còn ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động kinh doanh.

KHI NÀO DOANH NGHIỆP ĐƯỢC SA THẢI NHÂN VIÊN TỰ Ý BỎ VIỆC?

Căn cứ vào Khoản 4 Điều 125 Bộ luật lao động 2019 quy định: Người sử dụng lao động được áp dụng hình thức kỷ luật sa thải trong trường hợp "Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng".

Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

DOANH NGHIỆP CẦN CHÚ Ý GÌ KHI SA THẢI NHÂN VIÊN?

➡️Thu thập đầy đủ các tài liệu, chứng cứ về việc người lao động tự ý bỏ việc

Bao gồm:

- Lời trình bày của người làm chứng

- Bảng chấm công

- Dữ liệu quẹt thẻ từ ra vào công ty

- Dữ liệu trích xuất từ camera trong công ty

- Nội quy lao động, Quy chế đánh giá hoàn thành công việc,..

Nếu không thu thập đủ chứng cứ, người lao động có thể đưa ra lý do rằng họ đã đến làm việc nhưng công ty không cho vào, hoặc thậm chí làm giả giấy tờ, như giấy xác nhận của cơ sở y tế. Trong trường hợp đó, quyết định sa thải của công ty sẽ thiếu căn cứ pháp lý.

➡️Thực hiện đúng quy trình xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải 

Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động quy định tại Điều 122 Bộ luật lao động 2019Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Theo đó:

- Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động

- Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên

- Người lao động phải có mặt, có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật

- Việc xử lý kỷ luật phải được ghi thành biên bản

- Không thể áp dụng hình thức kỷ luật sa thải cung với các hình thức kỷ luật khác 

Việc xử lý kỷ luật sa thải người lao động tự ý bỏ việc phải được thực hiện theo trình tự sau:

HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP

Trường hợp doanh nghiệp ban hành quyết định xử lý kỷ luật sa thải trái pháp luật thì doanh nghiệp phải thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều 41 Bộ luật lao động 2019.

Đồng thời, doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu thực hiện xử lý kỷ luật lao động, bồi thường thiệt hại không đúng trình tự; thủ tục; thời hiệu theo quy định của pháp luật. 

Vì vậy, trước khi quyết định sa thải nhân viên, doanh nghiệp cần thu thập đầy đủ chứng cứ chứng minh việc người lao động tự ý bỏ việc và tuân thủ chặt chẽ các quy trình, thủ tục xử lý kỷ luật. Ngoài ra, doanh nghiệp cần hoàn thiện hệ thống nội quy lao động cùng các văn bản nội bộ, đặc biệt là Quy chế đánh giá hoàn thành công việc và Bảng mô tả công việc (Job Description) cho từng vị trí cụ thể.

 


Bài viết khác

MỘT SỐ TÀI LIỆU VỀ LUẬT LAO ĐỘNG CẦN PHẢI CÓ TRONG DOANH NGHIỆP

MỘT SỐ TÀI LIỆU VỀ LUẬT LAO ĐỘNG CẦN PHẢI CÓ TRONG DOANH NGHIỆP

Trong thời kỳ hội nhập và kỷ nguyên số, yếu tố cạnh tranh và rủi ro trong quản lý nhân sự ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Thực tế đặt ra phải tăng cường điều chỉnh, bổ sung các quy định nội bộ như Nội quy lao động, quy chế dân chủ, thỏa ước lao động tập thể, quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc… để đảm bảo điều kiện làm việc tốt nhất cho người lao động nhằm hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp trong hoạt động quản lý doanh nghiệp.